CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
1. Chức năng
- Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; đăng ký với trường đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;
- Phối hợp phòng đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chịu trách nhiệm chính về chuyên môn, chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
-Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
- Tổ chức các hoạt động tư vấn chính sách và tư vấn cho doanh nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn theo kế hoạch của trường;
- Quản lý viên chức và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách;
- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;
- Tổ chức biên soạn giáo trình môn học do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa;
- Tổ chức đánh giá cán bộ, giáo viên trong khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng phụ trách giao.
2. Nhiệm vụ
- Giảng dạy trình độ Trung cấp; Sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn;
- Tổ chức biên soạn và điều chỉnh chương trình đào tạo, chương trình môn học.
- Quản lý, tổ chức giảng dạy đúng theo chương trình, kế hoạch đào tạo đã được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.
3. Các ngành nghề đào tạo
- Nghề Bảo vệ thực vật;
- Nghề Trồng trọt;
- Nghề Chăn nuôi – Thú y;
- Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Nghề Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản nông sản;
- Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản.
4. Cơ hội việc làm
- Làm việc tại các công ty, trang trại, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất;
- Kỹ thuật viên trong lĩnh vực ngành nghề đã học tại phòng Nông nghệp và phát triển nông thôn của các huyện thị;
- Kỹ thuật viên tại các xã, phường, thị trấn;
- Kinh doanh thuốc và thức ăn Chăn nuôi - Thủy sản;
- Kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;
- Kinh doanh, kiểm nghiệm, chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản, thuỷ sản.
5. Điều kiện học tập
- Giờ học lý thuyết chiếm 30% được học tại các phòng học.
- Giờ học thực hành chiếm 70% được học tại các phòng thực hành, xưởng, trên đồng ruộng, trên đất trồng rau, màu, vườn cây ăn trái, nhà lưới, các ao nuôi, trại thực nghiệm thủy sản, trại chăn nuôi….
- Thực tập chuyên môn, thực tập tốt nghiệp, thực tập kiến tập tại các trang trại, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các nông hộ…